CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT THĂNG LONG Hotline: 0961 232 081

Tổng đại lý Biến Tần JUDITECH - Biến Tần JACT tại VIỆT NAM

DANH MỤC SẢN PHẨM

Cuộn kháng là gì? Cấu tạo, chức năng và công dụng của cuộn kháng

 

Cuộn kháng là gì? Cấu tạo, chức năng và công dụng của cuộn kháng

1. Cuộn kháng là gì?

Cuộn kháng hay còn được nhiều người biết đến là một cuộn dây có điện cảm không đổi. Thiết bị này còn được mọi người biết đến với khả năng hạn chế dòng ngắn mạch bên cạnh đó bạn vẫn có thể duy trì một trị số điện áp tại một mức nhất định nến có sự thay đổi dòng điện xảy ra.

                      

                                                                                             Hình 1: Cuộn kháng
 

2. Chức năng của cuộn kháng

2.1 Khả năng bảo vệ thiết bị điện công nghiệp

Cuộn kháng là thiết bị được sử dụng kết hợp với tụ bù, thiết bị này thực hiện chức năng bảo vệ tụ bù cũng như các thiết bị đóng cắt, relay bù. Sự kết hợp này giúp chúng ta gia tăng chất lượng điện cho hệ thống. Đây là một trong những thiết bị có vai trò cực kỳ quan trọng đặc biệt trong những trường hợp điện áp hay dòng điện của hệ thống bị biến dạng.

2.2 Cuộn kháng thực hiện chức năng bảo vệ biến tần

Bên cạnh khả năng bảo vệ tụ bù cũng như các thiết bị đóng cắt cũng như relay bù. Thiết bị này đồng thời thực hiện chức năng bảo vệ biến tần của đoạn mạch. Như chúng ta đã biết, có 2 loại cuộn kháng dùng cho biến tần là cuộn kháng dùng cho đầu ra biến tần hay còn được gọi là DC và cuộn kháng dùng cho đầu vào biến tần hay còn được gọi là AC.
Nhờ đặc tính của nó mà mọi dòng điện đi qua nó đều được tác động khiến chúng ổn định hơn. Vì vậy khi lắp đặt cuộn kháng gần với biến tần, chúng thực hiện chức năng  khiến dòng điện đi qua dần ổn định hơn. Vì vậy biến tần hay động cơ đều có thể hoạt động trơn tru dù bị thay đổi tốc độ hay tần số.
 
                       

                                          Hình 2: Cuộn kháng và những thiết bị được dùng trong lĩnh vực điện

3. Cấu tạo và phân loại cuộn kháng

3.1 Cấu tạo cuộn kháng

Cuộn kháng được cấu tạo bởi một cuộn dây và thê được quấn quanh một lõi sắt . Khi cho dòng điện qua cuộn, có sinh từ trường và chính từ trường này sẽ sinh ra áp cảm ứng để hãm lại biến thiên dòng trong cuộn

3.2 Phân loại cuộn kháng

Cuộn kháng được phân loại theo 2 chỉ tiêu: Phân loại theo điện áp và phân loại theo công dụng.
Phân loại theo điện áp:
Cuộn kháng hạ thế: Cuộn kháng được sử dụng với điện áp từ 440V đến 1000V
Cuộn kháng trung thế: Cuộn kháng được sử dụng với điện áp từ 1000V trở lên
Phân loại theo công dụng:
- Cuộn kháng bảo vệ thiết bị điện công nghiệp
- Cuộn kháng bảo vệ biến tần
Cuộn kháng bảo vệ thiết bị điện công nghiệp:
Cuộn kháng sử dụng cho tụ bù với chức năng bảo vệ tụ bù, bảo vệ thiết bị đóng cắt, relay bù. Cuộn kháng kết hợp với tụ bù loại những thành phần sóng hài làm tăng chất lượng điện cho hệ thống. Cuộn kháng lọc sóng hài rất cần thiết trong trường hợp điện áp, dòng điện của hệ thống bị méo dạng nhiều.
Kết hợp cuộn kháng vớitụ bù tạo thành mạch LC (lọc sóng hài), tần số này phụ thuộc vào độ tự cảm của cuộn kháng và điện dung của tụ bù. 
Vậy nên trên thị trường có nhiều cuộn kháng khác nhau 6%, 7%, 11%,14%... đây là các mức tương ứng với tần số lọc khác nhau
Cuộn kháng cho biến tần:
Chúng ta có 2 loại cuộn kháng cho biến tần đó là cuộn kháng đầu vào biến tần (cuộn kháng AC hay AC reactor) và cuộn kháng đầu ra biến tần (cuộn kháng DC – DC reactor). Dựa trên đặc tính dòng không đổi của cuộn kháng nên nó có chức năng ổn định dòng để động cơ hoạt động trơn tru khi thay đổi tốc độ, thay đổi tần số.


                                               

                                                                    Hình 3: Cuộn kháng
 

4. Cách lựa chọn cuộn kháng

Để lựa chọn cuộn kháng chia ra làm 4 giai đoạn:
- Chọn điện áp (cuộn kháng hạ thế hay cuộn kháng trung thế)
- Chọn bậc sóng hài, dựa vào khảo sát để đưa ra chọn kháng 6%, 12% cho phù hợp
- Chọn dung lượng cuộn kháng cho phù hợp với dung lượng tụ bù ( 20kVAR, 25kVAR, 50kVAR, 100kVAR … 500kvAR )
- Chọn nhà cung cấp: hiện tại trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất kháng cho tụ bù như: Suzuki, Mikro, Epcos, Estel,… Chúng ta nên lựa chọn cho mình một hãng sản xuất phù hợp nhất.

                    
 

 

Tin tức liên quan

Ngày 27/12/2020, Lễ ký thỏa thuận hợp tác Công ty TNHH Thương Mại Công Nghệ Kỹ thuật Thăng Long và Đại diện của hãng tại Việt Nam. Đây là sự kiện khẳng định mối quan hệ bền vững và tốt đẹp giữa hai bên.
Hơn 10 năm xây dựng, trưởng thành trong lĩnh vực cung cấp thiết bị điện công nghiệp, ngày 27/12/2020 đánh dấu bước phát triển mới của Công ty TNHH Thương Mại Công Nghệ Kỹ thuật Thăng Long và Đại diện của hãng tại Việt Nam với việc ký kết hợp tác để Công ty TNHH Thương Mại Công Nghệ Kỹ thuật Thăng Long trở thành đại lý phân phối độc quyền.
Dự án khu công nghiệp Phú Gia
Động cơ điện xoay chiều là động cơ điện hoạt động với dòng điện xoay chiều. Động cơ điện xoay chiều được sản xuất với nhiều kiểu và công suất khác nhau. Theo sơ đồ nối điện có thể phân ra làm 2 loại: động cơ 3 pha và 1 pha, và nếu theo tốc độ có động cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ.
Biến tần là gì?
Máy CNC là gì?
Tủ điện tổng MSB là gì ?
Nguyên lý hoạt động của biến tần và những điều cần biết
GIẢI PHÁP ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ- KHÔNG ĐỒNG BỘ CHO MÁY NÉN KHÍ

DANH MỤC SẢN PHẨM